Với làn sóng xu hướng “Beyond Global” gần đây tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam, cho thấy được sức hấp dẫn từ thị trường công nghệ thông tin thế giới cũng như mục tiêu chinh phục quốc tế của các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng đạt được mục tiêu này. Điều này đặc biệt đúng đối với các công ty muốn phát triển kinh doanh của mình tại thị trường Âu Mỹ. Đây là một thị trường rất lớn và có nhiều cơ hội, nhưng cũng rất khó để tiếp cận.

 

Khi phát triển kinh doanh tại thị trường Âu Mỹ, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam gặp phải trở ngại trong việc tìm kiếm khách hàng tin tưởng sự dụng dịch vụ, nhất là đối khi Việt Nam còn đang là một thị trường đang phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm với các khách hàng quốc tế. Đồng thời, đây cũng là một thị trường rất cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải có một chiến lược hiệu quả cũng như chứng minh được năng lực trong dự án thực tiễn để thu hút khách hàng mới. Điều đó khiến cho các doanh nghiệp số tại Việt Nam đối mặt với những thách thức khi gia nhập đường đua về công nghệ thông tin trên toàn thế giới.

"Beyond Global" đang là mục tiêu của các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam

1. Hiếm có chuyên gia ở giai đoạn dự thầu

Một trong những thách thức mà các doanh nghiệp công nghệ số gặp phải đó là trong giai đoạn dự thầu với khách hàng khi thiếu hụt đội ngũ chuyên gia làm nhiệm vụ phỏng vấn trực tiếp với khách hàng về công nghệ để thể hiện năng lực.

 

Một tình hình chung các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam gặp phải trong quá trình đấu thầu dự án với khách hàng khó tính từ thị trường nói tiếng Anh. Trong giai đoạn tiếp nhận nhu cầu từ khách hành vẫn còn thiếu nhiều chuyên gia công nghệ với chuyên môn cao trong đội ngũ cùng trình độ tiếng Anh cao để thể hiện được năng lực về công nghệ, kĩ năng giao tiếp cũng như kinh nghiệm trong các dự án thực tế mà doanh nghiệp trải qua. 

 

Thị trường Âu Mỹ có tiêu chuẩn cao về nhân sự và nghiêm ngặt trong giai đoạn đấu thầu dự án trước khi có niềm tin để giao các dự án lớn, dài hơi. Nhiều khách hàng khó tính thường quan tâm về nhân sự chủ chốt làm việc tiếp nhận thông tin từ họ, chính vì vậy việc sử dụng chuyên gia có chuyên môn cao, ngoại ngữ tốt, đặc biệt am hiểu văn hóa làm việc để xây dựng niềm tin của khách hàng trong giai đoạn này là chìa khóa cho sự thành công trong việc đấu thầu dự án với khách hàng. 

 

Việc tìm kiếm và thu hút những chuyên gia có kinh nghiệm và tài năng sẽ giúp công ty cải thiện chất lượng về việc tư vấn dịch vụ và đáp ứng được các yêu cầu về năng lực công nghệ khi giới thiệu đến khách hàng. Để làm được điều này, công ty cần đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển nhân tài, cùng với việc tạo ra môi trường làm việc thu hút và giữ chân những người tài năng.

2. Khách hàng đặt tiêu chuẩn cao, thiên hướng "khó tính" trong việc đánh giá năng lực

Với yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ cũng như những tiêu chuẩn được tùy chỉnh theo ý khách hàng, việc chưa đáp ứng được đội nhân sự có đủ chất lượng theo dự án của khách hàng cũng là một bài toán khiến cho các doanh nghiệp công nghệ số phải trăn trở.

 

Để gia nhập vào các thị trường lớn như châu Âu hay châu Mỹ, đội ngũ nhân sự của các doanh nghiệp công nghệ số cần có kỹ năng chuyên môn về lập trình tốt cũng như có kinh nghiệm làm viêc qua các dự án cũng như xử lý các vấn đề trong dự án. Khách hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp chứng minh năng lực của mình rất kỹ thông qua việc gửi CV đến khách hàng, các doanh nghiệp nên lưu ý rằng hai CV đầu rất quan trọng nên ứng viên phải là nhân sự có kinh nghiệm trong nhiều dự án, ngoại ngữ tốt và chuyên môn ổn, ngoài ra để xác nhận lại sẽ phải trải qua ít nhất hai cho đến ba vòng phỏng vấn.

 

Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng châu Âu, đội ngũ nhân sự cần phải có tinh thần học hỏi cao và luôn cập nhật kiến thức mới. Điều này giúp cho các thành viên trong đội ngũ có thể áp dụng những kiến thức mới vào công việc của mình và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

 

Tuy nhiên, việc tìm kiếm và thu hút được những ứng viên tốt lại không phải là điều dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp đã phải tìm đến các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Một trong những giải pháp phổ biến nhất hiện nay là hợp tác với các đối tác hoặc các công ty liên quan trong ngành công nghệ thông tin. Việc này giúp cho các doanh nghiệp công nghệ số có thể thu hút được những nhân viên chuyên môn có trình độ cao hơn và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

3. Rào cản ngôn ngữ, văn hóa làm việc

Có thể nói thách thức lớn nhất trong công cuộc giúp các doanh nghiệp phần mềm hướng tới thị trường thế giới đó chính là rào cản ngôn ngữ trong việc giao tiếp hàng ngày giữa đội ngũ nhân sự và khách hàng. 

 

Thị trường Việt Nam là một thị trường đang phát triển, đang trong xu thế hướng ra toàn cầu nên số lượng nhân sự lập trình viên sử dụng được thành thạo tiếng Anh vẫn chưa nhiều, không như các quốc gia như Singapore hay Thái Lan. Trong những dự án từ khách hàng nước ngoài, việc sử dụng tiếng Anh rất quan trọng khi phải sử dụng để làm việc, trao đổi báo cáo với khách hàng hay thậm chí là thuyết trình về dự án. Rào cản ngôn ngữ có thể gây khó khăn trong quá trình làm việc, gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin của khách hàng từ đó có thể dẫn đến việc không hiểu được yêu cầu cụ thể của khách hàng.

 

 

Ngoài ra, văn hóa làm việc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc giữa khách hàng và đội ngũ tại Việt Nam. Khách hàng tại các thị trường nước ngoài như châu Âu hay châu Mỹ giao tiếp thường rất trực tiếp và thẳng thắn. Mọi người sẽ nói những gì mình nghĩ mà không sợ làm phiền hay xúc phạm người khác. Tuy nhiên, ở Việt Nam, giao tiếp thường khá gián tiếp và lịch sự. Mọi người sẽ cố gắng tránh xúc phạm người khác và thường không nói những điều trực tiếp.

 

 

Ngoài ra, trong văn hóa làm việc của châu Âu, thời gian là rất quan trọng. Các cuộc họp và cuộc hẹn sẽ bắt đầu đúng giờ và kết thúc đúng giờ. Ở Việt Nam, thời gian không được coi trọng bằng những mối quan hệ cá nhân. Thường xuyên có những cuộc họp bị trì hoãn hoặc kéo dài vì các bên muốn trò chuyện với nhau trước khi bắt đầu công việc.

TỔNG KẾT

Bài viết trên đã nêu ra một số chia sẻ dành cho doanh nghiệp công nghệ số về những khó khăn khi phát triển sang các thị trường nói tiếng Anh. Hi vọng qua những chia sẻ thực tế trên, Reco sẽ giúp các doanh nghiệp Tư vấn và phát triển phần mềm Việt Nam nhìn nhận rõ được những thách thức đang có và vững bước phát triển hướng ra thế giới.

 

Với sứ mệnh đó, Reco mong muốn cơ hội trở thành đối tác về nguồn nhân lực cùng đồng hành với các doanh nghiệp công nghệ số trên con đường đưa nền công nghệ thông tin Việt Nam chinh phục thị trường các quốc gia phát triển trên thế giới. 


Trụ sở tại Hà Nội

Tầng 10, tòa nhà Sông Đà (HH4), Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

(+84) 24 228 35522
Trụ sở tại Tp.HCM

188 Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh, Việt Nam

(+84) 24 228 35522
Chi nhánh tại Nhật Bản

15F Hibiya Daibiru Building, 1-2-2 Uchisaiwaicho, Chiyoda-ku, Tokyo 100-0011

(+81) 45-228-9010
(+81) 45-620-3807
Copyright © RECO JSC 2019. All rights reserved.