Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế Việt Nam đang trở nên ngày càng phát triển và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT Việt Nam trong những năm vừa qua đã tạo ra làn sóng xu hướng Beyond Global lan tỏa đến các doanh nghiệp phát triển phần mềm tại Việt Nam với cùng chung một mục tiêu đưa nền công nghệ số Việt Nam vươn ra thế giới, đặc biệt là tại các thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ.
1. Tổng quan về thị trường gia công phần mềm tại châu Á
Ở khu vực châu Á, Ấn Độ là một đối thủ đáng gờm của Việt Nam trong việc cạnh tranh trên thị trường công nghệ thông tin. Với nguồn nhân lực dồi dào và chi phí sản xuất thấp, Ấn Độ đã trở thành một trong những trung tâm phát triển phần mềm và dịch vụ IT hàng đầu thế giới trong nhiều năm vừa qua khi trong năm tài chính 2021, các công ty IT Ấn Độ đã đạt doanh thu cao nhất mọi thời đại với 150 tỷ USD, chiếm 5,6% GDP nước này. Hơn nữa, nếu nói về việc xuất khẩu nhân lực ICT, với 100 triệu dân tại Việt Nam sẽ rất khó để cạnh tranh với 1,3 tỷ người tại Ấn Độ.
Cụ thể hơn, số lượng nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam rất ít khi số lượng lập trình viên hiện tại của Việt Nam mới đạt khoảng 530.000 người, tức thiếu gần 200.000 người so với dự định đạt 700.000 người vào năm 2025. Điều này gây ra trở ngại lớn đến cho các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam khi tiếp cận các thị trường khó tính trên thế giới.
Ngoài ra, Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia như Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào công nghệ đến từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Mỹ. Những quốc gia này đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin, và đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này.
2. Thách thức của ngành gia công phần mềm Việt Nam
Các quốc gia có nền công nghệ cao thường có tiêu chuẩn cao về nhân sự và “khó tính” trong giai đoạn đấu thầu dự án trước khi giao dự án về cho các doanh nghiệp. Nhiều khách hàng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ thường quan tâm về nhân sự chủ chốt làm việc tiếp nhận thông tin từ họ, việc thiếu các chuyên gia có chuyên môn cao, ngoại ngữ tốt sẽ là rào cản khiến các doanh nghiệp phát triển phần mềm không thể chứng minh được năng lực cạnh tranh cũng như kinh nghiệm từ các dự án thực tế.
Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ cũng là một rào cản khiến cho các doanh nghiệp số tại Việt Nam khi tiếp cận các quốc gia có nền công nghệ cao. Khi các doanh nghiệp lớn tìm đến thị trường châu Á nói chung, họ sẽ cần nguồn nhân lực sử dụng ngoại ngữ tốt để có thể dễ dàng giao tiếp và trao đổi nổi dung công việc, tiêu biểu là Ấn Độ hay ở Đông Nam Á sẽ là Singapore và Thái Lan. Cùng với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, khả năng ngoại ngữ của các lập trình viên Việt Nam đã được cải thiện hơn trước như khi so sánh với các quốc gia nói trên ở châu Á, phần nào đó vẫn còn sự thiếu sót về số lượng những lập trình viên này.
Cuối cùng, việc thiếu nguồn nhân lực đông đảo và sẵn có như Ấn Độ hay như Indonesia, Malaysia cũng sẽ khiến các doanh nghiệp giải pháp phần mềm tại Việt Nam gặp trở ngại trong việc thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn sử dụng dịch vụ. Với các dự án gấp cần người luôn, khách hàng sẽ luôn ưu tiên nguồn nhân lực có sẵn để tối ưu hóa được thời gian thực hiện. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam cần thời gian để đối ứng nhân sự cho khách hàng khá lâu, thường là từ 1-2 tháng, chính vì thế phần nào đây cũng là bất lợi các doanh nghiệp phát triển phần mềm tại Việt Nam gặp phải khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng cuối.
Bài toán được đặt ra cho các doanh nghiệp SDS là có thể xử lí các vấn đề trên một cách tối ưu nhất và một trong những giải pháp phổ biến nhất hiện nay là hợp tác với các đối tác hoặc các công ty liên quan trong ngành công nghệ thông tin. Việc này giúp cho các doanh nghiệp công nghệ số có thể thu hút được những nhân viên chuyên môn có trình độ cao hơn và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
3. Tổng kết
Tổng kết lại, với sự phát triển mạnh mẽ của xu thế công nghệ toàn cầu chính là cơ hội phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam ra các thị trường có chuyên môn cao như châu Âu, châu Mỹ. Cùng với đó, các doanh nghiệp phát triển phần mềm Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức về việc cạnh tranh chất lượng sản phẩm và năng lực tư vấn khi phải đặt lên bàn cân giữa Đông Nam Á cùng với Ấn Độ.
Bên cạnh đó, việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng cũng là một bài toán khó dành cho các doanh nghiệp phát triển phần mềm tại Việt Nam trong quá trình phát triển ra thế giới.
Với mục tiêu “Beyond Global”, Reco mong muốn cơ hội trở thành đối tác về nguồn nhân lực cùng đồng hành với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, góp phần xây dựng nên nguồn nhân lực chất lượng cao và đóng góp vào quá trình phát triển công nghệ thông tin Việt Nam chinh phục thị trường các quốc gia phát triển trên thế giới.