Doanh nghiệp có bắt buộc đóng BHXH cho nhân viên không? Thủ tục như thế nào? Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết các vấn đề cơ bản trong việc đóng BHXH lần đầu cho doanh nghiệp mới thành lập.
Doanh nghiệp có bắt buộc đóng BHXH cho nhân viên không?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) được xác định là một trong những chính sách an sinh xã hội tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Những chính sách về bảo hiểm giúp giải quyết những khó khăn, những rủi ro trong cuộc sống của người lao động.
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
BHXH bắt buộc là BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Các chế độ BHXH bắt buộc tại Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Ốm đau
- Thai sản
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Hưu trí
- Tử tuất
Có hay không chuyện bắt buộc doanh nghiệp phải đóng BHXH cho nhân viên của mình?
Câu trả lời là có!
Việc người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng BHXH là quy định của pháp luật. Việc doanh nghiệp đóng BHXH cho nhân viên của mình cũng là quy định của pháp luật. Kể cả nhân viên có làm đơn tự nguyện không tham gia thì việc này cũng là thỏa thuận trái pháp luật, có cả mức phạt cho hành động thỏa thuận bất hợp pháp này (phạt cảnh cáo hoặc từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP)
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Luật BHXH năm 2014 quy định BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
BHXH sẽ giúp bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người lao động và gia đình người lao động khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau,… Ngoài ra BHXH sẽ phân phối lại thu nhập cho người lao động, thể hiện ở việc người lao động san sẻ thu nhập theo thời gian. Tức là, người lao động sẽ đóng BHXH để dành hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro.
Việc thực hiện đóng BHXH sẽ giúp cho người lao động khi ốm đau sẽ được khi khám chữa bệnh và được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí và được trợ cấp ốm đau, được nghỉ chăm con khi con ốm; khi thai sản thì được khám thai, được nghỉ sinh đẻ và nuôi con, nhận các trợ cấp khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp….
Ai là Đối tượng tham gia BHXH?
Theo quy định của luật BHXH thì những đối tượng phải tham gia đóng BHSH gồm các đối tượng sau:
- Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ, hoặc theo một công việc nhất định từ đủ 3 tháng đến 12 tháng.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
- Đơn vị thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Trường hợp không phải đóng BHXH bắt buộc:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
Người lao động đang trong thời gian thử việc theo Điều 26 Bộ luật Lao động 10/2012/QH13.
Mức đóng BHXH bắt buộc
Mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động:
Mức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động:
Cần những giấy tờ gì để làm thủ tục đóng BHXH lần đầu?
Đối với doanh nghiệp:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH theo mẫu TK3-TS
- Danh sách lao động tham gia BHXH mẫu D02-TS
Đối với người lao động:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH theo mẫu TK1-TS
Đối với người hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn:
- Giấy tờ chứng minh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực, ví dụ một số giấy tờ như: Giấy xác nhận tàn tật, giấy xác nhận tham gia kháng chiến và là cựu chiến binh, Giấy xác nhận hộ nghèo…)
Các bước đăng ký BHXH lần đầu
Thời gian được cấp sổ BHXH không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định và hoàn toàn không mất lệ phí hành chính. Dưới đây là 3 bước cơ bản để đăng ký BHXH lần đầu tiên cho doanh nghiệp của bạn:
- Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ tham gia BHXH lần đầu cho doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp yêu cầu người lao động cung cấp các giấy tờ, hồ sơ theo phần phân tích ở trên.
- Bước 2: Doanh nghiệp hướng dẫn người lao động kê khai thông tin vào các mẫu tờ khai rồi kiểm tra đối chiếu và ký vào tờ khai của người lao động. Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giấy tờ như đã nêu ở phần (a)
- Bước 3: Doanh nghiệp tiếp hành nộp hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu lên cơ quan BHXH cấp quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở.
Cách thức đóng BHXH
Địa điểm đóng BHXH áp dụng là tại quận huyện là địa bàn doanh nghiệp. Đối với các chi nhanh của công ty, doanh nghiệp thì đóng BHXH tại địa bàn nơi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho chi nhánh. Có 2 phương thức đóng:
Đóng hàng tháng
Đối với phương thức đóng hàng tháng thì chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc dựa trên quy tiền lương của người lao động tham gia đóng BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lường tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định (10,5%),chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH theo chi nhánh ngân hàng đã được cơ quan BHXH cung cấp cho đơn vị.
Phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
Đơn vị là công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các tổ chức hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm ngư nghiệp, diêm nghiệp mà được trả lương theo sản phẩm, theo khoán công, thì đóng theo phương thức hàng tháng hoặc 3 tháng hoặc 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng tiền, doanh nghiệp phải chuyển đầy đủ tiền vào tài khoản của cơ quan BHXH.
Khoản tiết kiệm “không lãi nhưng cũng không lỗ”
BHXH là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận và quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ – nghĩa là không bị phá sản, còn các ngân hàng và các doanh nghiệp bán bảo hiểm hoạt động nhằm mục đích sinh lời, là nghề kinh doanh có lời nhất và cũng có thể bị phá sản, trong trường hợp phá sản tiền gửi tiết kiệm có thể bị mất trắng.
Khi gửi tiết kiệm, người tham gia được hưởng một khoản tiền lãi theo kỳ hạn của tiền gửi, sau thời gian khoảng 20 đến 30 năm thì giá trị của khoản tiền gốc giảm đi rất nhiều do lạm phát. Đây là điều ngược lại với BHXH khi tiền đóng BHXH được trả lại bằng việc điều chỉnh tăng theo chỉ giá tiêu dùng (CPI) qua từng năm theo quy định của Chính phủ.
Mặc dù là nghĩa vụ bắt buộc nhưng hiện nay vẫn không ít các doanh nghiệp không đăng ký bảo hiểm cho người lao động. Điều này đồng nghĩa với việc, người lao động sẽ không có bất kỳ một quyền lợi nào khi ốm đau hoặc có những rủi ro trong nghề nghiệp.